Tham khảo Nguyễn_Tài_Tuyển

  1. Đại doãn kinh sư: Từ điển chức quan Việt Nam, Nhà xuất bản. Thanh Niên, H.2002, sđd, tr.175, mục 242: Chức quan coi việc của kinh sư.Nguyên trước ở kinh sư đặt Đại an phủ sứ. Nay đổi gọi Đại doãn.Mùa xuân năm Tân Tỵ [1341] lấy Nguyễn Trung Ngạn là Đại doãn kinh sư. Thời Trần, Trung đô có Đạo doãn, Tổng quản, Đại An phủ sứ. Thời Xuân thu, nước Tống lấy Đại doãn là chức quan chấp chính. Sách “Chiến quốc sách, Tống sách” chú rằng: “Đại doãn, Tống khanh dã” có nghĩa là: Đại doãn là chức khanh thời Tống.
  2. 1 2 Hàn lâm viện thị độc, Từ điển chức quan Việt Nam, Nhà xuất bản. Thanh Niên, H.2002, sđd, mục 495, tr.292: thời Lê gọi Hàn lâm viện thị độc, trật Chánh ngũ phẩm. Thời Nguyễn có đặt Hàn lâm viện thị độc, cho hàm Chánh ngũ phẩm.
  3. Khí lam chướng: Sách An Nam chí lược - Quyển Đệ tam, trang 30:“ Khí lam chướng rất độc, nhân-dân xứ Lĩnh-Nam tìm phương thuốc có ba vị: vôi hàu là vỏ con hàu dưới biển nấu thành vôi, quét vào lá trầu rồi nhập với miếng cau mà ăn thì trừ hết khí độc, khỏi sốt rét; khi nào có khách tới nhà thì đãi ăn cau trầu. Nếu người chủ nhà hậu tình hơn nữa thì rót rượu cay, mời thuốc hút, đều là những vị trừ khí độc và gió độc”.
  4. Nam kỳ lục tỉnh: Nay vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. 
  5. Bản dịch bia đá: Bia của Tiến sĩ Nguyễn tiên sinh: Tiên sinh họ Nguyễn húy Tuyển tự Chu sĩ, hiệu Dụng Trai, lụy thế tích phúc, đời trước đã đậu Tam trưởng, Giám sinh, Hiệu sinh, tú tài đến 7, 8 người. Đều tiên nghiêm là một bậc sư phạm trong gia đình, tiên từ là một người thụ nữ trong khuê mân. Tiên sinh sinh giờ Dần ngày mồng 7 tháng 1 năm Mậu Tuất, người dĩnh dị và tính thuần hiếu, lúc nhỏ học ở nhà, lớn lên học với.... Tiên sinh, học giỏi nết tốt, được thầy bạn kính yêu. Năm 24 tuổi khoa Tân Dậu đậu Tú tài, 30 tuổi khoa Đinh Mão đậu Cử nhân - Năm Mậu thìn sau khi thi hội về, lấy việc tiến dẫn hậu học làm trách nhiệm của mình, mở trường dạy học ở vùng Thanh Chương và Nam Đàn. Học trò thành đạt nhiều. Đến khoa Đinh Sửu thi hội đậu vào hạng “thứ trúng cách”, vào Đình đối nhà vua cho đậu Tiến sĩ. Mùa đông năm ấy vào kinh làm việc rồi được đi tri phủ Nghĩa Hưng, nhưng vừa đắc chỉ thì vừa gặp tang mẹ, lại ở nhà mở trường dạy học đến năm Nhâm Ngọ mãn tang lại được bổ đi tri phủ Tương Dương. Đến lỵ sở lo việc chiêu dân khẩn điền, được nhà vua ban thưởng. Mùa xuân năm Giáp Thâm thọ hàm Thị Giảng sung chức Phó Sứ Sơn Phòng; Gặp lúc có giặc quấy rối ở vùng Tương Qùy, tiên sinh đem binh đến tiễu phủ, đến ngày 12 tháng 8 năm ấy thụ bệnh, mất ở quân thứ đồn Mực, đem về táng ở làng, sau được truy thọ Hàn Lâm Viện thị độc, hưởng thọ 48 tuổi, còn nghi nhơn là Dương Thị, vô dạng, trưởng nam Tài Hạnh xem việc nhà thứ nam Tài Năng tọa giám ấm sinh (tự Tốn đậu cử nhân, Khoa Bính Ngọ và thọ hàm kiểm tịch). Trưởng nữ Điu lấy ông Phó bảng Nguyễn Văn Chấn ở Minh-hồ thứ nữ Thíu lấy ông Phó bảng Vương Đình Trân ở Vân Sơn, qúy nữ còn nhỏ, tiểu nữ chúng tôi xin lạy từ đường và xin khắc vào đá để làm bia. Ngày vong cuối mùa thu năm Mậu Tuấn niên hiệu Thành Thái thứ 10. Đậu tiến sĩ thứ nhất khoa Giáp Thân, lãnh chức đốc học Nghệ An là Song Quỳnh Dương Tử Ngọc Hiên Thúc Hạp phụng soạn. Môn sinh cử nhơn, tú tài, sĩ nhơn đồng bái.
  6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, bài Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr.18
  7. Theo Đài phát thanh truyền hình Nghệ An, chương trình nét đẹp một dòng họ.